Xử lý nước thải dệt nhuộm

Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, nhiều hiệp định thương mại đa phương và song phương đã được ký kết. Đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương - TPP đã đưa ngành dệt may của nước ta đứng trước những cơ hội cũng như không ít những thách thức to lớn để phát triển. Và phát triển bền vững là mục tiêu mà ngành dệt may Việt Nam hướng tới trong tương lai.


Tuy nhiên, theo số liệu thống kê, toàn ngành dệt may thải ra môi trường trung bình khoảng 70 triệu m3 nước thải/năm. Tuy nhiên, hiện tình hình ô nhiễm môi trường ngành dệt may, trước hết là ô nhiễm nước thải ở nhiều khu vực vẫn chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước khá lớn để phục vụ cho các công đoạn sản xuất đồng thời xả ra một lượng nước thải bình quân 12 – 300 m3/tấn vải. Trong đó, nguồn ô nhiễm chính là từ nước thải công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Nước thải giặt có PH: 9 – 12, hàm lượng chất hữu cơ cao (có thể lên đến 3000 mg/l), độ màu trên dưới 1000 Pt – Co, hàm lượng SS có thể bằng 2000 mg/l.

Các chất gây ô nhiễm trong nước thải ngành dệt nhuộm nếu không được xử lý nước thải dệt nhuộm triệt để sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng đến nguồn tiếp nhận. Cụ thể:

+ Độ kiềm cao (pH>9) sẽ gây ăn mòn các hệ thống xử lý nước thải

+ Muối trung tính làm tăng hàm lượng tổng chất rắn, gây hại cho đời sống thủy sinh do tăng áp suất thẩm thấu.

+ Hàm lượng BOD, COD tăng, dẫn tới giảm oxy hòa tan trong nước gây ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh.

Do đặc thù của công nghệ, nước thải dệt nhuộm chứa tổng hàm lượng chất rắn TS, chất rắn lơ lửng, độ màu, BOD, COD cao nên chọn phương pháp xử lý thích hợp phải dựa vào nhiều yếu tố như: lượng nước thải, đặc tính nước thải, tiêu chuẩn thải, xử lý tập trung hay cục bộ. Về nguyên lý xử lý , nước thải dệt nhuộm có thể áp dụng các phương pháp: phương pháp cơ học, phương pháp hóa học, phương pháp hóa – lý, phương pháp sinh học.

Ở nước ta, nước thải dệt nhuộm ở các công đoạn sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ riêng. Sau đó, nước tẩy sẽ được đưa vào bể trộn cùng với nước sau lắng của nước thải hoạt tính và nước thải sunfua. Bể trộn đóng vai trò điều hòa chất lượng nước thải, vừa là nơi điều chỉnh pH cho quá trình lọc sinh học kỵ khí tiếp theo. Ở bể lọc kỵ khí, chất hữu cơ một phần sẽ bị phân hủy thành khí biogas hoặc chuyển hóa thành những hợp chất dễ phân hủy hơn và sẽ được tiếp tục oxy hóa sinh học trong bể aerotank.

Nước thải sau xử lý sinh học vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nên phải tiến hành xử lý bậc cao bằng phương pháp keo tụ. Phần bùn thải ra từ các bể lắng được đưa vào máy ép bùn, nước tách từ bùn được đưa trở lại bể trộn, bùn sau ép được đưa đi chôn lấp.


Trên đây chúng tôi giới thiệu sơ lược về xử lý nước thải ngành dệt nhuộm, liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn về xử lý nước thải dệt nhuộm.

Liên hệ với chúng tôi Công ty CP Công nghệ mới Hà Nội TẠI ĐÂY để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực môi trường, phân tích xử lý ô nhiễm môi trường.