Quan trắc Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây

Với kinh nghiệm 50 năm trưởng thành, Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây (HATAPHAR) luôn là đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh, hoá chất nguyên liệu làm thuốc, dược liệu và trang thiết bị dụng cụ y tế.

Nhà máy sản xuất thuốc của công ty đạt chuẩn GMP vào năm 2001 với diện tích 17.000m2 với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại, hệ thống kho biệt trữ nguyên liệu và kho thành phẩm đạt GSP, khối lượng phát nước thải trung bình là 15m3/ ngày từ hoạt động sinh hoạt và công nghiệp. Nguồn tiếp nhận nước thải tại kênh La Khê - P. La Khê

Tuy nhiên song song với sự đầu tư và phát triển là những vấn đề liên quan đến môi trường sự ô nhiễm của các hệ thống nước, nơi dược phẩm được thải ra môi trường . Các nhà máy dược phẩm thường không có khả năng lọc bỏ tất cả các hợp chất hóa học được sử dụng trong quá trình sản xuất của họ. Kết quả, các hóa chất này sẽ thải ra tại hệ thống kênh và cuối cùng được đưa ra hồ, suối và sông. Do đó công ty chúng tôi thực hiện chương trình quan trắc môi trường nước tại Công ty cổ phần Dược phẩm Hà Tây để cung cấp một cách chính xác và chân thực nhất về các yếu tố chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nước mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất đồng thời các nhà quản lý dựa trên kết quả quan trắc mà đưa ra những biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp.

Chương trình giám sát môi trường được sử dụng để đảm bảo rằng mọi tác động của Dự án bao gồm những tác động đã dự báo sẽ được kiểm soát, tính khả thi của các biện pháp giảm thiểu được tăng cường. Mục tiêu của chương trình gồm:

+ Kiểm tra độ chính xác của các dự báo.

+ Đảm bảo các biện pháp giảm thiểu sẽ được thực hiện trong suốt quá trình vận hành của Dự án và kiểm soát tính hiệu quả của chúng.

Vị trí quan trắc công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây

+ Môi trường không khí xung quanh: 2 vị trí

+ Môi trường không khí sản xuất: 2 vị trí

+ Môi trường khí thải: 1 vị trí

+ Môi trường nước mặt: 1 vị trí

+ Môi trường nước thải : 1 vị trí

+ Môi trường nước ngầm: 1 vị trí

Thời gian và tần suất quan trắc: Thời gian quan trắc từ 8h-14h

Tùy thuộc vào mức ô nhiễm mà ta thanh tra kiểm tra thường xuyên hay định kỳ: tần xuất quan trắc tối thiểu 4 lần/ năm

Tùy vào mục đích quan trắc môi trường và các phương pháp phân tích mà có những thông số quan trắc khác nhau:+ Thông số quan trắc tại hiện trường: nhiệt độ, độ dẫn, độ đục, mùi..+ Thông số phân tích tại phòng thí nghiệm: COD,BOD5, cacbonat, các hợp chất hữu cơ, protein, khoáng,vitamin...

Lập kế hoạch quan trắc:

- Chuẩn bị: vẽ sơ đồ khu vực và điểm quan trắc,

+ Chuẩn bị hóa chất dụng cụ chứa mẫu và bảo quản

+ Phương tiện vận chuyển mẫu, thiết bị bảo hộ lao động

+ Cử cán bộ, dự trù kinh phí thực hiện quan trắc.

- Tiến hành lấy mẫu và phân tích

Quá trình lấy mẫu phải phù hợp với Thông tư 10/2021/TT-BTNMT

Qua quá trình phân tích tại phòng thí nghiệm đã cho ta những kết quả khả quan:

Chất lượng môi trường không khí xung quanh

Kết quả phân tích cho thấy tại vị trí quan trắc, chất lượng không khí xung quanh nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Như vậy tác động của hoạt động sản xuất tại nhà máy không gây ô nhiễm tới môi trường không khí xung quanh, đảm bảo chất lượng môi trường và sức khỏe công nhân viên.

Chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất

a. Tiếng ồn:

Theo QCVN 24:2016/BYT quy định mức âm tối đa cho phép trong khoảng 6h đến 18h đối với khu vực làm việc là 85dBA.

Tại các vị trí quan trắc trong khu sản xuất, tiếng ồn đo được dao động trong khoảng 58,4 – 63,7 dBA, nằm trong quy chuẩn cho phép.

b. Vi khí hậu:

Nhiệt độ không khí đo được tại thời điểm lấy mẫu dao động trong khoảng từ 23,1 – 23,3 oC.

Độ ẩm nằm trong khoảng 78,1 – 78,6 %.

Tốc độ gió đo được trong khoảng 0,4 – 0,8 m/s.

So sánh với QCVN 26:2016/BYT cho thấy, điều kiện vi khí hậu tại công ty là đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn cho phép.

c. Bụi

Theo QCVN 02:2019/BYT bụi lơ lửng cho phép tại các khu vực làm việc là 8 µg/m3. Nồng độ bụi trong không khí vào thời điểm đo được là từ 108 đến 122 µg/m3 nằm trong tiêu chuẩn cho cho phép.

d. Các loại chất khí độc hại: CO, NO2, SO2, hơi hữu cơ...

- Hàm lượng CO: Nồng độ khí CO tại các vị trí quan trắc nằm trong khoảng từ dưới 4051 đến 4273 µg/m3, nằm trong giới hạn cho phép (QCVN 03:2019/BYT là 20000 µg/m3). Chứng tỏ nồng độ khí CO trong không khí tại các vị trí lấy mẫu chưa bị ô nhiễm.

- Hàm lượng SO2: Hàm lượng SO2 đo được là từ 195 đến 204 µg/m3. So sánh với QCVN 03:2019/BYT, hàm lượng SO2 chưa vượt quá giới hạn cho phép (5000 µg/m3).

- Hàm lượng khí NO2: Định lượng khí NO2 sau phân tích cho ra nồng độ NO2 trong không khí tại thời điểm quan trắc 96 đến 102 µg/m3, nhỏ hơn hàm lượng NO2 theo QCVN 03:2019/BYT là 5000 µg/m3.

Như vậy, thông qua kết quả phân tích mẫu đại diện cho thấy môi trường không khí lao động tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây chưa bị ô nhiễm, chất lượng không khí đảm bảo an toàn cho người lao động làm việc.

Chất lượng khí thải

Kết quả phân tích cho thấy tại vị trí quan trắc, chất lượng khí thải của công ty nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Như vậy tác động của hoạt động sản xuất tại nhà máy không gây phát thải vượt quá cho phép.

Chất lượng môi trường nước thải

Theo kết quả phân tích, chất lượng nước thải sau xử lý của công ty nằm trong giới hạn cho phép theo QCTĐHN 02:2014/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt và QCVN 40:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Cột A quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Chất lượng nước thải sau xử lý của Công ty đạt tiêu chuẩn theo cột A QCTĐHN 02:2014/BTNMT, QCVN 40: 2011/BTNMT.

Vì vậy mà chất lượng nước thải của công ty không gây ảnh hưởng đến môi trường nước mặt của kênh La Khê.

Chất lượng môi trường nước ngầm

Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng nước giếng khoan tại công ty đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:MT-2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

Chất lượng môi trường nước mặt

Kết quả phân tích cho thấy, chất lượng nước mặt tại bờ tả kênh La Khê có các chỉ têu nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:MT-2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.


Như vậy, chất lượng không khí và chất lượng nước thải của công ty không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và cán bộ làm việc tại công ty và môi trường xung quanh.