Quan trắc môi trường xưởng sản xuất giấy

Hầu hết các công đoạn sản xuất giấy đều phát sinh nước thải mỗi công đoạn phát sinh các chất ô nhiễm khác nhau đặc biệt là các công đoạn như rửa nguyên liệu, nấu và rửa sau nấu, tẩy giấy, nghiền bột và sản xuất giấy, nước ngưng.

So với nhiều ngành công nghiệp sản xuất khác, ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải.

Qua quá trình quan trắc môi trường, kiểm xưởng sản xuất giấy của ông Lê Văn Hoàn xã Phú cầu (Ứng Hòa-Phú Thọ) đã xả bột giấy chưa qua xử lý ra sông nhuệ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Trong quá trình quan trắc và kiểm tra nhiều xưởng sản xuất đã không xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra sông.

Theo chủ cơ sở, để làm trắng nguyên liệu sản xuất bột giấy, các công nhân cho vào mỗi bể ủ 1 tạ hóa chất NaOH. Nước thải trong quá trình sản xuất bột giấy chứa hóa chất độc hại, chảy lênh láng khắp khu vực xưởng, theo các rãnh thoát nước chảy xả thẳng ra sông Nhuệ với lưu lượng khoảng 10m3/ngày. Thông qua quá trình quan trắc tại hiện trường theo quan sát, nước sông Nhuệ đoạn trước xưởng giấy có màu đen, bốc mùi khó chịu. Ngoài ra, cơ sở bị phát hiện xả nước thải chưa qua xử lý ra mương thoát nước chung ở cạnh xưởng. Quá trình quan trắc và phân tích mẫu nước lấy từ xưởng sản xuất giấy cho thấy nồng độ chất độc cao một số tiêu chỉ tiêu (SO2, bụi khói, SS.COD) vượt tiêu chuẩn cho phép, mẫu nước lấy tại mương thoát nước trước khi thải ra ngoài có thông số BOD5 vượt 1,96 lần bên cạnh đó độ kiềm trong nước cũng khá cao dựa vào kết quả đó lực lượng chức năng sẽ đưa ra hình thức xử lý.

xuong-san-xuat-giay

Nguyên nhân là công nghệ sản xuất giấy ở Việt Nam còn rất lạc hậu

Đa số các nhà máy giấy có quy mô sản xuất nhỏ (46% doanh nghiệp công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% công suất từ 1.000 -10.000 tấn/ năm), chỉ có 4 doanh nghiệp công suất trên 50.000 tấn/năm, dẫn đến đến tính cạnh tranh sản phẩm vì chất lượng thấp, chi phí sản xuất và xử lý môi trường cao. Để sản xuất ra một tấn giấy thành phẩm, các nhà máy phải sử dụng khoảng 2 tấn gỗ và 100 - 350 m3 nước, trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn giấy.

Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nước ngọt, tăng chi phí xử lý nước thải mà còn đưa ra sông, rạch lượng nước thải khổng lồ.

Đặc biệt, tẩy trắng là công đoạn gây ô nhiễm lớn nhất (chiếm 50 - 70% tổng lượng nước thải và từ 80 - 95% tổng lượng dòng thải ô nhiễm). Nước thải, lignin là những vấn đề môi trường chính đối với ngành giấy. Bên cạnh đó trung bình một tấn giấy sản xuất còn phát sinh từ 45m - 48 kg chất thải rắn, chưa tính lượng phế liệu đã được tái chế.

Theo các chuyên gia, ngành sản xuất giấy có nhiều thuận lợi áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa bảo vệ được môi trường nếu, đáp ứng được yêu cầu về sản xuất xanh trên thị trường quốc tế.

Đồng thời có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn tài chính, cải thiện môi trường làm việc; tham gia vào công cuộc bảo tồn tài nguyên, bảo tồn nguồn nước và bảo tồn năng lượng. Nếu làm tốt thì một cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ cũng có thể tiết kiệm từ 6-15% nguyên liệu thô (xơ và hóa chất tẩy), mang lại lợi ích khoảng 4 tỷ đồng mỗi năm.

Theo số liệu từ Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam, chỉ tính trên 9 doanh nghiệp sản xuất giấy và bột giấy tham gia chương trình đã giảm khối lượng tiêu thụ nguyên liệu thô 700 tấn tre, nứa mỗi năm; giảm tiêu thụ nhiên liệu than 217 tấn/năm; dầu FO giảm trên 788 nghìn lít; giảm 1.850 m3 nước/năm đồng thời giảm khối lượng nước thải 1.850.000 m3; lượng khí CO2 giảm 5.890 tấn/năm. Số tiền các công ty tiết kiệm hàng năm là trên 10 tỷ đồng tương đương 720.000 USD trong khi tổng số tiền đầu tư cho sản xuất sạch hơn chỉ là 3,3 tỷ đồng với thời gian hoàn vốn ngắn dưới 1 năm

Như vậy, nếu tính cả ngành công nghiệp sản xuất giấy và bột giấy, tiềm năng tiết kiệm nước khoảng từ 15-20%, tương đương với khoản tiền chi phí mỗi năm là 275 triệu đồng. Hiện nay, chi phí năng lượng trong ngành đang ở mức từ 12-15% tổng chi phí.

Chỉ cần áp dụng các biện pháp đơn giản và chi phí thấp, sẽ giảm được từ 2 tới 3%; còn nếu thực hiện các giải pháp thay đổi công nghệ, có thể đạt tới mức bảo tồn năng lượng từ 20 - 25%. Điều này được minh chứng rõ ràng, nếu so sánh mức độ tiêu thụ tài nguyên trong sản xuất giấy và bột giấy ở nước ta với các nước trên thế giới.

Riêng lĩnh vực sản xuất bột giấy là nơi gây ô nhiễm nhiều nhất (chiếm khoảng 80% tải lượng ô nhiễm) lại càng có cơ hội áp dụng sản xuất sạch hơn nhất. Bao gồm từ việc thay thế nguyên liệu thô, cải tiến công nghệ và tuần hoàn nước.

Theo tính toán, nếu thực hiện các giải pháp quản lý nội vi, thay đổi công nghệ, chỉ cần giảm 1% một số hóa chất, thu hồi từ 20 - 45kg xơ, tiết kiệm từ 20 - 60 m3 nước, giảm năng lượng hơi từ 0,2 - 0,6 tấn, giảm sử dụng hóa chất tẩy trắng từ 2-10 kg và tăng năng suất bột giấy từ 5 - 7 %, thì mỗi tấn giấy đã có thể giảm chi phí từ 9 tới 18,5 USD.

Nếu tính tổng sản lượng của ngành giấy là 1,38 triệu tấn vào năm 2010 thì con số này sẽ rất lớn, chưa kể những lợi ích to lớn về môi trường do sự tiết giảm tiêu hao tài nguyên mang lại.