Kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

Tư vấn lập báo cáo phê duyệt kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo Thông tư 20/2013 của Bộ Công Thương.

Theo thông tư 20/2013 của Bộ Công Thương thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm trong lĩnh vực công nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan phải xây dựng, thẩm định, phê duyệt và thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; quy định việc xây dựng, xác nhận và thực hiện Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.

kho-luu-giu-hoa-chat

Kho lưu giữ hóa chất

Các trường hợp phải xây dựng Kế hoạch

1. Dự án đầu tư sản xuất, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi tắt là dự án hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Kế hoạch trước khi dự án chính thức hoạt động.

2. Cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất nguy hiểm (sau đây gọi là cơ sở hóa chất) với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

3. Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất thay đổi công suất sản xuất, khối lượng cất giữ, quy mô hoặc thay đổi số lượng, chủng loại hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng quy định tại Phụ lục IV của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

4. Dự án hóa chất, cơ sở hóa chất có hóa chất nguy hiểm thuộc danh mục hóa chất phải xây dựng Kế hoạch đồng thời có hóa chất thuộc danh mục phải xây dựng Biện pháp thì phải xây dựng Kế hoạch cho tất cả các hóa chất đó và không phải xây dựng Biện pháp.

Các trường hợp phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

1. Dự án hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức hoạt động.

2. Cơ sở hóa chất với khối lượng tồn trữ hóa chất lớn nhất tại một thời điểm nhỏ hơn khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP.

3. Các hóa chất chưa có khối lượng giới hạn quy định tại Phụ lục VII của Nghị định số 26/2011/NĐ-CP phải xây dựng Biện pháp.

Để hiểu rõ hơn tải tài liệu về máy : Thông tư 20/2013/TT-BCT

Liên hệ với chúng tôi để được Tư vấn thẩm định phê duyệt!

Tin liên quan:

Lớp học An toàn hóa chất

Lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất độc hại

Tags: thông tư 20/2013 | Ung pho su co hoa chat | TT 20/2013 của Bộ Công Thương | Thông tư quản lý hóa chất công nghiệp của Bộ Công Thương | TT20/2013 Bộ Công Thương | ứng phó sự cố hóa chất |

chung-nhan-su-co-hoa-chat