Xử lý rác thải rắn

Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị ngày càng phát triển, song song với nó là một lượng chất thải rắn khổng lồ từ quá trình sản xuất và sinh hoạt ngày càng gia tăng. Các loại chất thải này gây ảnh hưởng

nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng . Ngày nay việc xử lý chất thải nguy hại chưa có những phương pháp xử lý triệt để mà chỉ là phương pháp tạm thời dễ gây ô nhiễm trở lại.

lo-dot-rac

Hình 1: Lò đốt rác

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8 triệu tấn/năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/ năm chiếm 54% lượng chấtthải rắn 46% còn lại thường tập trung tại vùng nông thôn hoặc khu dân cư nhỏ lẻ trong đó lượng chất thải rắn tồn đọng nhiều nhất ở thành phố lớn như Hà Hội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh...

Trong cả nước hiện nay có khoảng 458 bãi chôn lấp đang vận hành với quy mô trên 1.800 ha nhưng số bãi chôn lấp hợp vệ sinh chỉ khoảng 121 bãi. Số còn lại phần lớn không có hệ thống thu gom xử lý hợp lý đanhlà nguồn gây ô nhiễm môi trường.

phan-loai-xu-ly-rac

Hình 2: Phân loại rác thải

Theo dự báo của các chuyên gia ước tính đến năm 2015 tổng lượng ô nhiễm chất thải rắn lên tới 35 triệu tấn. Do đó những vấn đề ô nhiễm môi trường gây ra càng nghiêm trọng. Trong hoàn cảnh đó cần phải cónhững giải pháp xử lý kỹ thuật thay thế cần thiết để xử lý triệt để chất ô nhiễm chất thải rắn. Trong công nghiệp cần áp dụng chất thải rắn phục vụ tái chế cũng là cách để tận dụng tài nguyên, công nghệ xử lý phù hợp cho từng loại chất thải khác nhau.

Bên cạnh đó, doanh doanh nghiệp cũng cần phải có phương pháp kỹ thuật xử lý triệt để chất thải rắn nhằm tuân thủ cam kết bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đã cam kết với nhà quản lý môi trường. Đồng thời doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần đầu tư đổi mới công nghệ hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại chất độc hại trong từng giai đoạn sản xuất; tăng cường giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải bằng việc giảm thiểu tối đa nguyên liệu đầu vào , tăng cường áp dụng sản xuất sạch hơn. Đồng thời áp dụng các công nghệ xử lý tiên tiến an toàn với môi trường.

Ngày nay vẫn chua có những biện pháp xử lý triệt để. Việt Nam vẫn áp dụng biện pháp xử lý chất thải rắn đô thị chủ yếu sử dụng 3 công nghệ chính: chôn lấp, sản xuất phân vi sinh( tái chế) và đốt trong đó:

- Chôn lấp rác thải: đây là phương pháp dễ thực hiện nhưng cũng gây những tác hại ô nhiễm khác nếu không có quy trình chôn lấp hợp lý các bãi chôn lấp phải đảm bảo hợp vệ sinh, thiết kế theo tiêu chuẩn nước rỉ rác,phải được xử lý. Việc chôn lấp phải đúng quy trình, sau để môi trường luôn được đảm bảo : thu gom rác và đổ vào hố sau đó rải đều rồi phun chế phẩm sau đó nén chủ để phủ lớp đất phủ thêm lớp màng chống thấm đất bảo vệ, tiếp lớp đất cuối cùng rồi trồng cỏ lên bãi. Bãi chôn lấp phải cách xa cư dân, đảm bảo không gần nguồn nước khu dân cư, bảo vệ cho sức khỏe cộng đồng.

- Phương pháp đốt: là quá trình oxy hóa các chất hữu cơ ở nhiệt độ cao thành khí và tro. Việc xử lý phải tuân tủ đúng quy trình quy định.

- Tái chế chất thải thành phân vi sinh đây là quá trình sử dụng tối đa tài nguyên chất thải phục vụ mục đích kinh tế bảo vệ môi trường, phương pháp này xử dụng vi sinh vật phân hủy sinh học để tiến hành phân hủy rác tạo ra phân bón vi sinh. Phương pháp này đạt hiệu quả cao.