Quan trắc môi trường nuôi tôm tại Tuy An

Ngày nay nuôi trồng thủy hải sản ở các vùng ven biển khá phát triển đặc biệt là vùng phía nam. Nhưng bên cạnh sự phát triển trù phú của nghề nuôi trồng thủy hải sản là các vấn đề ô nhiễm nước biển ven bờ đang diễn ra và khó kiểm soát ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển. Tiêu biểu cho khu vực nuôi trồng thủy hải sản ở phía nam là vùng Tuy An thuộc thành phố Tuy Hòa đang có dấu hiệu ô nhiễm biển. Chúng tôi đã tiến hành chương trình quan trắc nước biển ven bờ để kiểm tra mức ô nhiễm và đưa ra các số liệu chính xác để các cơ quan chức năng có biện pháp phòng chống.

1: Mục tiêu quan trắc

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước biển.

Dự đoán xu hướng diễn biến chất lượng nước biển theo không gian và thời gian.

Cảnh báo biến đổi môi trường có thể xảy ra và đưa ra các biện pháp phòng ngừa.

2: Vị trí quan trắc

+ Vị trí 1:Cầu Vạn Củi- xã An Tây Ninh

Điểm lấy mẫu nước nguồn cung cấp cho nuôi tôm thẻ chân trắng thời điểm thu mẫu là lúc nước cao.

+ Vị trí 2: Cầu An Hải - xã An Hải: điểm lấy mẫu nước nguồn cung cấp

cho khu vực nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng của Đầm Ô Loan thời điểm

thu mẫu lúc nước cao.

+ Vị trí 3: Vũng Diều - xã An Cư: điểm lấy mẫu lấy mẫu cách bờ 30m, cách ao nuôi 15m đây là thời điểm nuôi tôm sú bán thâm canh hồ hở hiện đang thu hoạch thời điểm thu mẫu lúc nước cao.

+ Vị trí 4: Diễm Hộ - xã An Hòa điểm lấy mẫu nước nguồn cung cấp cho các hồ nuôi tôm thẻ chân trắng Diễm Hộ - xã An Hòa Vị trí thu mẫu: Thu mẫu nước nguồn cung cấp cho các hồ nuôi tôm thẻ thâm canh, thời điểm thu mẫu lúc nước cao.

3: Thời gian và tần suất quan trắc.

Thời gian quan trắc lúc triều cường lên cao.

Tần suất quan trắc tối thiểu là 1lần/quý theo thông tư 31/2011TT-BTNMT

Quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển (bao gồm trầm tích đáy và sinh vật biển)

4: Thông số quan trắc

Thông số khí tượng

+ Sió tốc độ gió hướng gió

+ Kiểu sóng ,hướng và độ cao.

+ Màu nước, áp suất khí quyển,độ ẩm không khí

+ Dòng chảy mặt.

Thông số đo nhanh tại hiện trường

+ Nhiệt độ, pH, độ đục độ dẫn, độ muối, độ trong suốt, tổng chất rắn hòa tan, hàm lượng oxi hòa tan.

Thông số phân tích trong phòng thí nghiệm:

+ COD, BOD5, coliform, NO3-, NO2-, NH4+, PO4 3-, độ phóng xạ, sinh vật phù du,Fe, cd...

5: kết quả phân tích

Kết quả quan trắc môi trường tại các vùng nuôi:

- các chỉ tiêu khí tượng: Độ mặn tại các vùng nuôi tôm ô Loan dao động 24-34 phần nghìn. Độ kiềm tại 4 vị trí lấy mẫu dao động từ 95-110ppm.

Chỉ số pH đều nằm trong ngưỡng cho phép và ổn định.

- Các chỉ tiêu về ô nhiễm hữu cơ:

Ô nhiễm dinh dưỡng tại nhiều điểm thu mẫu vẫn tiếp tục ở mức cao được thể hiện qua chỉ số PO4 3- vượt mức cho phép 2-6.9 lần, số điểm ô nhiễm và mức ô nhiễm tăng cao ở các điểm An Tây Ninh, An Hải,An Cư, An Hòa. Không phát hiện có hàm lượng NO2-, hydrosuflua và Fe tại các điểm thu mẫu.

- Chỉ tiêu NH3 vượt ngưỡng cho phép 3 - 7 lần Diễm Hội – An Hòa, chỉ tiêu DO ở điểm thu mẫu Diêm Hội vượt quá chỉ tiêu cho phép trong nuôi trồng thủy sản. Chỉ tiêu COD trong các điểm thu mẫu đều nằm trongngưỡng cho phép.

- Tổng Coliform ở các điểm thu mẫu đều nằm trong ngưỡng cho phép riêng có điểm Cầu Vạn Củi xã An Tây Ninh vượt qua ngưỡng cho phép 1,4 lần.

=> Chất lượng nước tại các vùng nuôi trong toàn huyện tại thời điểm thu mẫu không dao động nhiều phù hợp với nuôi trồng thủy hải sản tuy nhiên có một số điểm thu mẫu có chỉ tiêu vượt qua giới hạn cho phép, gây ra ô nhiễm môi trường nước.

Các cơ quan liên quan cần có những giải pháp nhằm hạn chế triệt để nguy cơ ô nhiễm rộng.

+ giảm chỉ tiêu NH3 tại điểm Diễm Hộ do vẫn còn ở mức cao

+ ô nhiễm vi sinh vật và coliform ô mức cao.

Các chủ hộ nuôi tôm cần có biện pháp nuôi trồng hợp lý phù hợp với điều kiện môi trường,tăng cường bơm nước vào ao nuôi vào buổi nước lớn sẽ giảm các chất ô nhiễm. Tăng cường lượng oxi hòa tan vào buổi sáng sớm tăng khả năng hấp thụ của tôm.

Các nhà quản lý và chủ hộ nuôi cần có phương pháp làm cho quá sinh trưởng của thủy sản tránh khỏi bệnh và góp phần giảm ô nhiễm môi trường biển.