Cam kết bảo vệ môi trường

Hiện nay, Luật Bảo vệ môi trường 2014 thay thế cho luật bảo vệ môi trường 2005, trong đó nêu rõ Cam kết bảo vệ môi trường được thay bằng Kế hoạch bảo vệ môi trường theo thông tư 27/2015 BTNMT. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 7 năm 2015 và thay thế Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết một số điều Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

Cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đối với cộng đồng. Từ việc ký cam kết bảo vệ môi trường mà biết được các nguồn tác động và nguồn gây ô nhiễm của dự án từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa và khắc phục, đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường.

giay-phep-cam-ket-bao-ve-moi-truong

Đối tượng lập cam kết bảo vệ môi trường

+ Khu sản xuất kinh doanh dịch vụ có quy mô hộ gia đình phát sinh chất thải sản xuất gây tác động tới môi trường.

+ Các dự án kinh doanh đề xuất mở rộng hay cải tạo, nâng cấp đang hoạt động và đã ký cam kết bảo vệ môi trường.

+ Dự án thay đổi khu vực, chủ cơ sở khi tiến hành xây dựng dự án.

+ Các dự án đã được ký cam kết bảo vệ môi trường nhưng dự án không triển khai trong vòng 4 tháng.

=> Cam kết bảo vệ môi trường áp dụng cho tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ (trừ danh mục liên quan tới đánh giá tác động môi trường) gây tác động tới môi trường, những dự án chưa có giấy xác nhận đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy cam kết đăng ký bảo vệ môi trường. Cam kết bảo vệ môi trường được lập trước khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Mục đích của cam kết bảo vệ môi trường

Giúp các nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được các quá trình xây dựng, hoạt động sản xuất của dự án.

Cam kết bảo vệ môi trường nhằm yêu cầu các cơ sở kinh doanh sản xuất có ý thức trách nhiệm hơn trong vấn đề bảo vệ môi.trường.

Quy trình lập và cam kết bảo vệ môi trường.

- Quy trình lập

+Tiến hành khảo sát điều kiện tự nhiên,kinh tế xã hội ,môi trường xung quanh khu vực xây dựng dự án.

+ Xem xét điều kiện địa hình, vị trí địa lý khu dự án và môi trường xung quanh.

+ Xác định thành phần môi trường đất nước không khí, ở khu vực dự án được xây dựng và khu vực xung quanh trước kgi dự án được triển khai phê duyệt.

+ Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như: chất thải nguy hại, khí thải, nước thải, tiếng .ồn, các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng dự án.

+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực dự án.

+ Đề xuất, đưa ra các phương án giảm thiểu, xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án.

+ Lập hồ sơ cam kết bảo vệ môi trường

+ Đưa ra các cam kết bảo vệ môi trường.

Cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của luật bảo vệ môi trường, văn bản luật các quy phạm, chịu trách nhiệm nếu trong quá trình thực hiện dự án có gây tác động tới môi trường.

Cam kết thực hiện triệt để các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả nếu xảy ra ô nhiễm.

- Tiến hành nộp hồ sơ và trình duyệt tại Ủy Ban Nhân Dân Quận/Huyện địa phương.

- Chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến của cơ quan phê duyệt (nếu có).

- Nhận thông báo xác nhận Cam.kết Bảo vệ môi trường của Cơ quan phê duyệt.

cay-xanh-moi-truong