Xử lý ô nhiễm nước thải

Ngày đăng: 00:35:37 17-04-2021

Với thực trạng ô nhiễm hiện nay tại Việt Nam, các dòng sông đang dần bị bức tử do ô nhiễm nguồn nước thải của các nhà máy, xưởng sản xuất và nước thải sinh hoạt chưa được xử lý cũng như khí thải. Việc giữ được không gian sống trong lành cần phải quản lý chặt và có phương pháp tối ưu.

Công ty CP Phát triển công nghệ mới Hà Nội chúng tôi luôn học tập và áp dụng công nghệ mới tiên tiến sẽ đưa ra cho quý doanh nghiệp những phân tích và giải pháp tối ưu trong vấn đề xử lý ô nhiễm.

Dưới đây là về phương pháp xử lý nước thải:

Tùy thuộc vào tính chất của các loại nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp hoặc hỗn hợp nước thải công nghiệp và sinh hoạt), các phương pháp xử lý sau đây thường được áp dụng:

• Phương pháp vật lý: chắn bằng lưới lọc các vật liệu thô trôi nổi trong nước thải; khuấy trộn; keo tụ/ bông tụ, tuyển nổi, lắng, lọc...

• Phương pháp hóa học: kết tủa; hấp phụ, hấp thụ; oxy hóa khử và khử trùng.

• Phương pháp sinh học: quá trình hiếu khí; quá trình kỵ khí.

•Phương pháp xử lý bậc cao bao gồm phương pháp vật lý và hóa học như quá trình khử nitơ và phốt pho trong nước thải (xử lý bậc ba), là sự kết hợp của cả ba quá trình: vật lý, hóa học và sinh học, trong đó chủ yếu là quá trình sinh học (đối với quá trình nitrat hóa và khử nitrat). Để khử phốt pho, trước hết sử dụng quá trình sinh học để chuyển đổi phốt pho hữu cơ thành các ortho phốt phát bằng chu trình kỵ khí/hiếu khí, sau đó, phốt pho dưới dạng ortho phốt phát được kết tủa bằng các tác nhân hóa học.

Trong thực tế, một nhà máy xử lý nước thải thường có thể kết hợp cả ba phương pháp: vật lý, hóa học và sinh học hoặc sử dụng từng phương pháp riêng rẽ. Ví dụ, khi xử lý nước thải sinh hoạt chỉ chứa chất thải dễ phân hủy bằng vi sinh vật, thường kết hợp phương pháp vật lý (lưới chắn rác, khuấy trộn, lắng...), phương pháp sinh học (hiếu khí hoặc kỵ khí hoặc cả hai) và phương pháp hóa học (khử trùng). Nhiều loại nước thải có thành phần phức tạp (chứa kim loại nặng, hàm lượng COD cao) như nước thải dệt nhuộm, nước thải thuộc da, xi măng,... cần phải kết hợp cả ba phương pháp với tất cả các kỹ thuật mới đạt hiệu quả xử lý.

Để được giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực môi trường, phân tích xử lý ô nhiễm xin liên hệ với chúng chúng tôi TẠI ĐÂY.

tag: Xử lý ô nhiễm nước thải, Cấp phép xả thải