Xin cấp phép xả thải

Ngày đăng: 08:48:00 01-12-2016

Công ty CP Phát triển Công nghệ mới Hà Nội - Tư vấn xin giấy phép xả thải và gia hạn xả thải.

Giấy phép xả thải là một hình thức chuyển giao việc xử lý từ chủ nguồn thải đến nơi tiếp nhận xử

giay-phep-xa-thai

lý, thuận lợi cho các doanh nghiệp không có điều kiện trực tiếp xử lý. Giấy phép xả thải sẽ cung cấp cho chính quyền địa phương biết nguồn gốc xả thải, chất lượng nước xả thải và nguồn tiếp nhận làm căn cứ để kiểm tra, đối chiếu và dễ kiểm soát lưu vực hơn.

Đối tượng phải làm giấy phép xả thải:

Đối tượng phải lập hồ sơ xin giấy phép xả thải là: các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,… xả nước thải vào nguồn nước (sông, suối, kênh, mương, rạch…). Các đối tượng này có hệ thống xử lý nước thải và chất lượng nước thải đạt QCVN Cột A trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép sẽ phụ thuộc vào lưu lượng nước xả thải trong một ngày đêm:

Nước thải xả ra môi trường tối thiểu đạt QCVN:14/BTNMT-2008.

Đối với nước thải sinh hoạt, QCVN:40/BTNMT-2011 đối với nước thải công nghiệp, Thời hạn và cấp có thẩm quyền cụ thể như sau:

Với hệ thống xử lý từ 5m3 đến dưới 3000m3 do sở Tài Nguyên Môi Trường cấp tỉnh ký quyết định cấp phép.

Từ 3000m3 trở lên thuộc thẩm quyền của Bộ Tài Nguyên Môi Trường cấp, thời hạn cấp phép tuỳ thuộc dự án và hệ thống xả thải có thời hạn từ 3-10 năm .

cong-nuoc-thai

Bộ hồ sơ bao gồm:

1.Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

2.Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép

3.Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải

4.Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa có công trình xử lý nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong trường hợp đang xả nước thải và đã có công tŕnh xử lý nước thải

5.Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000

6.Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

7.Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận.

Thời hạn của giấy phép xả thải.

Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không quá mười (10) năm và được xem xét gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá năm (5) năm. Một điểm cần chú trọng đó chính là phải làm thủ tục gia hạn giấy phép xả thải tại thời điểm hơn 3 tháng trước ngày hết hạn trong giấy phép.

Trong trường hợp lưu lượng xả thải hay công trình xả thải có thay đổi so với giấy phép đã cấp chủ dự án phải tiến hành thủ tục xin cấp phép mới hoặc nếu không sử dụng giấy phép cần thực hiện thủ tục trả lại giấy phép có kèm theo văn bản giải trình lý do cho cơ quan cấp phép.

Các doanh nghiệp, tổ chức được cấp giấy phép xả thải cần phải chấp hành các điều lệ đã đặt ra nếu không sẽ bị xử phạt theo nghị định 34/2005/NĐ-CP và thông tư 05/2005/TT-BTNMT.