Phát hiện siêu trái đất màu cam cực gần chúng ta

Ngày đăng: 11:39:58 14-02-2019

Siêu trái đất Barnard b với sắc màu cam huyền ảo đã kết thúc cuộc tranh cãi nhiều thập kỷ của giới thiên văn học. Ngôi sao mẹ của nó – sao Barnard, một sao lùn đỏ được ghi nhận trong các tài liệu của Harvard từ cuối thế kỷ 19 và là một trong những ngôi sao đầu tiên bị con người nghi ngờ là trung tâm của một "hệ mặt trời" ngoại lai.

Phát[-]hiện[-]siêu[-]trái[-]đất[-]màu[-]cam[-]cực[-]gần[-]chúng[-]ta

Cảnh quan trên siêu trái đất - ảnh đồ họa của ESO

Phát[-]hiện[-]siêu[-]trái[-]đất[-]màu[-]cam[-]cực[-]gần[-]chúng[-]ta

Cận cảnh siêu trái đất màu cam - ảnh đồ họa của IEEC

Nhiều lần các dữ liệu ít ỏi về một bóng hành tinh ẩn hiện quanh sao Barnard được quan tâm để rồi lại bị bác bỏ. Tuy nhiên, một nhóm khoa học gia đến từ Anh và Tây Ban Nha vẫn kiên trì quan sát. Cuối cùng, sau 20 năm, ứng dụng 7 công cụ tiên tiến khác nhau, họ đã tìm ra hành tinh bí ẩn cách chúng ta chỉ 6 năm ánh sáng.

Tin vui nhất là siêu trái đất ấy có thể có những điều kiện hỗ trợ sự sống.

Theo tính toán, siêu trái đất nằm ngoài "đường tuyết" của ngôi sao mẹ, tức không thuộc "vùng sinh sống" và có nhiệt độ cực lạnh là -170 độ C nếu chỉ tính đến nhiệt lượng nhận được từ sao mẹ. Tuy nhiên, nó có thể sở hữu một bầu khí quyển đủ dày để tạo ra hiệu ứng nhà kính và một nhiệt độ thân thiện với sự sống hơn.

Phát[-]hiện[-]siêu[-]trái[-]đất[-]màu[-]cam[-]cực[-]gần[-]chúng[-]ta

Ngôi sao lùn đỏ tỏa ánh sáng màu cam Barnard và các ngôi sao khác gần mặt trời được mô tả bởi IEEC

Phát[-]hiện[-]siêu[-]trái[-]đất[-]màu[-]cam[-]cực[-]gần[-]chúng[-]ta

Ảnh: IEEC

Siêu trái đất này có khối lượng gấp 3,2 lần trái đất, có màu cam đất và không gian trên đó được bao phủ bởi ánh sáng cam huyền ảo từ ngôi sao mẹ. Một năm nơi đây dài bằng 233 ngày ở trái đất.

Phát[-]hiện[-]siêu[-]trái[-]đất[-]màu[-]cam[-]cực[-]gần[-]chúng[-]ta

Thiết bị dò tìm bằng công nghệ "vận tốc xuyên tâm" - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Tiến sĩ Guillem Anglada Escudé, thuộc trường Vật lý và Thiên văn học Queen Mary (Anh), cho biết họ đã ứng dụng công nghệ "vận tốc xuyên tâm", nắm bắt những thay đổi tinh tế trong ánh sáng ngôi sao mẹ, gây ra bởi lực hấp dẫn của các thiên thể quay quanh nó. Vì hành tinh này ở khá xa ngôi sao mẹ nên việc tìm kiếm khá khó khăn.

Phát[-]hiện[-]siêu[-]trái[-]đất[-]màu[-]cam[-]cực[-]gần[-]chúng[-]ta

Siêu trái đất và sao mẹ - ảnh: ESO

Phát[-]hiện[-]siêu[-]trái[-]đất[-]màu[-]cam[-]cực[-]gần[-]chúng[-]ta

Vị trí của sao Barnard trong chòm Xà Phu - ảnh: ESO

Đồng tác giả Cristina Rodríguez-López, nhà nghiên cứu tại Viện Vật lý thiên văn Andalusia (IAA-CSIC, Tây Ban Nha), cho biết phát hiện này củng cố niềm tin cho công cuộc tìm kiếm các hành tinh ngoài hệ mặt trời ở gần chúng ta: có thể có những thế giới có sự sống nằm đủ gần để con người với tới.

Hệ hành tinh này là hệ hành tinh gần thứ nhì được phát hiện, sau hệ hành tinh của sao mẹ Proxima Centauri, cách chúng ta hơn 4 năm ánh sáng. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature.

(Theo The Telegraph, Space, Straits Times)