Mục đích và ý nghĩa Đánh giá tác động môi trường

Thuật ngữ “Đánh giá tác động môi trường” đã được sử dụng rộng rãi trên Thế giới. Điều đó chứng tỏ khả năng áp dụng công cụ này vào công tác bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia và trên toàn thế giới có ý nghĩa thiết thực rất to lớn. Để thấy rõ hơn điều này, ta xét kỹ hơn tới mục đích, ý nghĩa và đối tượng của ĐTM.

danh-gia-tac-dong-moi-truong

I. Mục đích của ĐTM

Đánh giá tác động môi trường có thế đạt được nhiều mục đích bởi ý nghĩa thiết thực của nó.

1. ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại đến môi trường của các chính sách, chương trình và của các dự án. Nó góp phần loại trừ cách “đóng cửa” ra quyết định như vẫn thường làm trước đây, không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và tư nhân.

2. ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường, nhằm ra quyết định có tiếp tục thực hiện hay không.

3. Đôi với các chương trình, chính sách, hoạt động, dự án được chấp nhận thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường.

4. ĐTM tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá trình ra quyết định, thông qua các để nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới người ra quyết định. Công chúng có thế’ tham gia vào quá trình này trong các cuộc họp công khai hoặc trong việc hòa giải giữa các bên (thường là bên gây tác động và bên chịu tác động).

5. Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một cách đồng thời lợi ích của tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng đồng. Điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.

6. Những dự án mà vể cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có xu hướng tự loại trừ. không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần cả đến sự chất vấn của công chúng.

7. Thông qua ĐTM nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện những điều kiện nhất định, chảng hạn chủ dự án phải đảm bảo quá trình quan trắc, giám sát, lập báo cáo hàng năm, phải có phân tích sau dự án và kiểm toán môi trường độc lập.

8. Trong ĐTM phải xét cả đến các khả năng thay thế, chẳng hạn như công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận.

9. ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển tốt hơn, trợ giúp cho tăng trướng kinh tế.

10) Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào đấy, nghĩa là chấp nhận phát triển tăng trường kinh tế.

hop-du-thao-dtm

II. Ý nghĩa của ĐTM

ĐTM đạt được nhiều ý nghĩa, song có thể nêu bốn ý nghĩa cơ bản mà ĐTM mang lại là:

1. ĐTM là công cụ quản lý môi trường quan trọng. Song nó không nhằm thủ tiêu, loại trừ hoặc gây khó dễ cho phát triển kinh tế – xã hội như nhiều người lầm tưởng mà hỗ trợ phát triển theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế bảo vệ môi trường. Vì vậy nó góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Điều đó thể hiện qua một số điểm cụ thể sau:

a) ĐTM khuyến khích công tác Quy hoạch tốt hơn và giúp cho dự án hoạt động hiệu quả hơn.

b) ĐTM có thế tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát triển lâu dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch của các cơ sở, địa phương và Chính phủ sẽ tránh được những chi phí không cần thiết, tránh được những hoạt động sai lầm mà hậu hoạ của nó phải khắc phục một cách rất tốn kém trong tương lai.

c) ĐTM giúp cho Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Các đóng góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, đảm bảo hiệu quả đầu tư dược nâng cao, góp phần cho sự phát triển thịnh vượng chung trong tương lai. Thông qua các kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm được sự đe dọa của suy thoái môi trường đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.

2. ĐTM không xét các dự án một cách riêng lẻ mà đặt chúng trong xu thế phát triển chung của khu vực, của quốc gia và rộng hơn là toàn Thế giới. Khi đánh giá một dự án cụ thể, bao giờ cũng xét thêm các dự án, phương án thay thế, nghĩa là xét đến các dự án có thể cho cùng đầu ra, nhưng có công nghệ sử dụng khác nhau hoặc đặt ở vị trí khác. Hơn nữa ở mỗi một khu vực luôn có chất lượng môi trường “nền”, mà khi đặt dự án vào, cần phải cân nhắc kỹ, tránh gây tác hại tích lũy ở mức độ cao cho một khu vực.

3. ĐTM huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội. Nó góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý, của chủ dự án đến việc bảo vệ môi trường. Đồng thời ĐTM liên kết được các nhà khoa học ở các lĩnh vực khác nhau, nhằm giải quyết công việc chung là đánh giá mức độ tác động môi trường các dự án, giúp cho người ra quyết định chọn được dự án phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường. ĐTM cũng phát huy được tính công khai của việc lập, thực thi dự án và ý thức của cộng dồng trong việc tham gia ĐTM nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.

4. ĐTM còn giúp kết hợp các công tác bảo vệ môi trường trong thời gian dài. Mọi tác động được tính đến không chí qua mức độ mà còn theo khả năng tích lũy, khả năng kéo dài theo thời gian. Trong thực tế nhiều vấn đề được bỏ qua trong quá khứ đã gây tác động có hại cho hiện tại và tương lai, nhiều hoạt động gây rủi ro lớn đã xảy ra buộc chúng ta phải cân nhắc kỹ.