tags: quan trắc nhà máy bia | nhà máy bia ô nhiễm | quan trắc sản xuất bia | quan trắc bia | quan trắc môi trường nhà máy bia
Bia đang trở thành một thứ giải khát chiếm vị trí quan trọng và không thể thiếu đối với người dân việt.
Với hương vị đặc biệt có bọt mịn xốp,
độ cồn thấp, có vị đắng dễ chịu. Bia không những là loại nước giải khát mà còn cung cấp chất dinh dưỡng với hàm lượng
CO2 bão hòa, nhờ vậy bia được sử dụng
rộng rãi trên thế giới với sản lượng ngày càng tăng.
Ở việt
nam công nghiệp sản xuất bia cũng đang phát triển cùng với xã hội và được đầu tư từ nước ngoài làm cho ngành sản xuất
bia càng phát triển hơn nữa.
Tuy
nhiên song song với sự phát triển đó là những vấn đề liên quan tới
môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước...
đang diễn ra khó lường do đó chúng
tôi thực hiện chương trình quan trắc môi trường nước tại nhà máy sản xuất bia Nada Nam Định để cung cấp một
cách chính xác và chân thực nhất về
các yếu tố chỉ tiêu ô nhiễm môi trường nước mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất đồng thời
các nhà quản lý dựa trên kết quả
quan trắc mà đưa ra những biện pháp xử lý đối với doanh nghiệp.

Nhà
máy bia Nada thuộc tỉnh Nam Định có diện tích 18879 m2 cho thấy quy mô sản xuất lớn và có một vị trí địa lý thuận lợi
nằm trên trục đường chính nối với
Hà nội và Thái Bình thuận tiện cho giao thông phục vụ cho vận chuyển nguyên vật liệu cho sản xuất. Một
năm nhà máy sản xuất được trên 30
triệu lít bia các loại công suất lớn. Tuy nhiên nhà máy gần khu dân cư và chưa có hệ thống xử lý nước thải
do đó nước thải từ quá trình sản
xuất được xả thẳng ra môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân.
Mục đích của việc quan trắc nhà máy bia:
- Kiểm
tra đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước của nhà máy đối với khu dân cư.
- Cung
cấp thông tin, số liệu các thông số quan trắc một cách chính xác phù hợp với tiêu chuẩn quy chuẩn quốc gia và quốc
tế.
- Dự
đoán những biến đổi môi trường theo không gian và thời gian để
đưa ra các phương pháp phòng ngừa kịp thời.
Vị trí quan trắc nhà máy bia NADA:
+ Điểm
1: vị trí nấu - đường hóa: số lượng mẫu 2
+ Điểm
2: vị trí của công đoạn lên men số
lượng mẫu 2.
+ Điểm
3 vị trí lấy tại công đoạn thành phẩm lọc,bão hòa CO2,chiết bock, đóng chai, hấp trai số mẫu 3
+ Điểm
4 điểm xả thải trực tiếp của nhà máy ra cống rãnh hướng về khu dân sinh số mẫu 3
Thời gian và tần suất quan trắc:
Thời
gian quan trắc từ 6h-22h mỗi giờ lấy mẫu cách nhau 2h.
Tùy
thuộc vào mức ô nhiễm mà ta thanh tra kiểm tra thường xuyên hay định kỳ: tần xuất quan trắc tối thiểu 4 lần/ năm
Thông số cần quan trắc nhà máy:
Tùy
vào mục đích quan trắc môi trường và các phương pháp phân tích mà có những thông số quan trắc khác nhau:
+ Thông số quan trắc tại hiện trường: nhiệt độ, độ dẫn, độ đục, mùi..
+ Thông số phân tích tại phòng thí nghiệm: COD,BOD5, cacbonat, các hợp
chất hữu cơ, protein, khoáng,vitamin...
Lập
kế hoạch quan trắc:
- Chuẩn
bị: vẽ sơ đồ khu vực và điểm quan trắc,
+ Chuẩn
bị hóa chất dụng cụ chứa mẫu và bảo quản
+ Phương tiện vận chuyển mẫu, thiết bị bảo hộ lao động
+ Cử
cán bộ, dự trù kinh phí thực hiện quan trắc.
- Tiến
hành lấy mẫu và phân tích
Quá
trình lấy mẫu phải phù hợp với thông tư 07/2007TT-BTNMT căn cứ quy
chuẩn việt nam 24/2009BTNMT mà ta tiến hành phân
tích.
Qua
quá trình phân tích tại phòng thí nghiệm đã cho ta những kết quả khả quan:
+ Nước
thải điểm 1 rất giàu hidrocacbon, xenlulozo, pentozo trong vỏ trấu các mảnh hạt và bột,các chất đắng và chất màu...
+ Điểm
2 giàu men và protein, các chất khoáng và cặn bia.
+ Điểm
3: chứa nhiều chất hữu cơ và các chỉ số BOD5 khoảng 1000mg/l nếu không tách men chỉ số sẽ cao hơn COD/BOD 1.6 lần
pH trong khoảng 5-11
Tải trọng
BOD5 1000kg/ngày (do nhà máy có công suất 30 triệu lít/năm nghiệp có công suất 16 triệu lít/năm khoảng
160.000l/ngày. Lượng BOD5 cho 1l
bia là 12g
+ Điểm
4 có nồng độ các chất COD,BOD, cao gấp 6-8 lần.
Xử lý và báo cáo kết quả quan trắc:
- Thải
lượng = thể tích mẫu × nồng độ chất ô nhiễm × 10*3
- Lập
báo cáo quan trắc phù hợp với mục tiêu kiểm soát ô nhiễm, kiểm soát chất lượng nước, cung cấp thông tin số liệu quan
trắc phục vụ cho nhu cầu quản lý
môi trường. Đồng thời hạn chế tối đa lượng phát thải chất ô nhiễm ra môi trường.