Thủ tục tiến hành cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
- Tên thủ tục hành chính: Thủ tục cấp giấy phép
xả nước thải vào nguồn nước.
- Trình tự thực hiện thủ tục hành chính
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép xả nước
thải vào nguồn nước nộp hồ sơ tại phòng Quản
lý Tài nguyên thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
+ Bước 1:
Chuyên viên theo dõi lĩnh vực tài nguyên
nước chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ xin
cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của các tổ chức, cá nhân có các hoạt động liên quan đến việc xả
nước thải vào nguồn nước.
• Tiếp nhận, phát phiếu tiếp nhận hồ sơ
(theo mẫu) cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp
phép và vào sổ theo dõi cấp phép hoạt động tài nguyên nước (theo mẫu).
• Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ trong
thời hạn năm 5 ngày làm việc kể từ
ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp phép.
• Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chưa đầy
đủ, không hợp lệ thì hướng dẫn tổ
chức, cá nhân đề nghị cấp phép hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
• Nếu đầy đủ thì chuyển hồ sơ báo cáo cho Trưởng phòng KS.
Chuyên viên được phân công tiến hành thẩm
định hồ sơ trong thời gian ba mươi
30 ngày sau đó báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ với Trưởng phòng KS (theo mẫu), trường hợp cần thiết phải
thành lập hội đồng thẩm định Trưởng phòng
KS xin ý kiến lãnh đạo Sở thành lập hội đồng thẩm định, lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức liên quan.
• Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện để cấp giấy
phép, chuyên viên thẩm định sẽ báo cáo với
Trưởng phòng trả lại hồ sơ và thông báo bằng
văn bản (theo mẫu) nêu rõ lý do không cấp phép cho tổ chức, cá
nhân xin phép.
• Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để cấp giấy
phép, chuyên viên thẩm định báo cáo lãnh
đạo Sở.trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
+ Bước 2:
• Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép nhận kết quả
tại UBND tỉnh Nam Định.
c) Cách thức thực hiện thủ tục hành chính
- Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Phòng quản lý
Tài nguyên
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định.
d) Thành phần, số lượng bộ hồ sơ:
- Thành phần hồ sơ, gồm:
• Đơn đề nghị cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước.
• Kết quả quan trắc phân tích chất lượng nguồn
nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định
của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép.
• Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ
quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến
xả nước thải.
• Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm
theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước
thải đối với trường hợp chưa có công
trình xử lý nước thải. Hoặc Báo cáo hiện trạng
xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải
và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối
với nước thải (bản phô tô có công chứng)
trong trường hợp đang xả nước thải và đã có công trình xử lý nước thải.
• Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn
nước tỷ lệ 1/10.000 .
• Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc
bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Bản sao có công chứng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật
về đất đai tại nơi đặt công trình xả nước
thải. Trường hợp đất tại nơi đặt công trình
xả nước thải không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thỏa thuận cho sử dụng
đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước
thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được Ủy ban nhân dân xã, phường nơi đặt công trình xác nhận.
- Số lượng bộ hồ sơ 2 bộ.
đ) Thời hạn giải quyết thủ tục hành chính.
Thời gian thẩm định hồ sơ cấp giấy phép xả nước
thải vào nguồn nước sau khi đầy đủ
hồ sơ theo quy định là: 30 ngày làm việc.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính
Tổ chức, cá nhân.
g) Cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết: UBND
tỉnh Nam Định.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính cấp giấy
phép xả thải
i) Phí, lệ phí:
- Lệ phí cấp giấy phép: 100.000 đ.
- Phí cấp giấy phép xả nước thải vào
nguồn nước 100.000 đồng/1giấy phép.
-Phí thẩm định đề án, báo cáo có lưu lượng nước
dưới 100m3 /ngày đêm: 250.000đ/đề án, báo
cáo.
-Phí thẩm định đề án, báo cáo có lưu lượng nước
từ 100m3 /ngày đêm đến 500 m3 /ngày đêm :
750.000đ/đề án, báo cáo.
- Phí thẩm định đề án, báo cáo có lưu lượng
nước từ 500m3 /ngày đêm đến 2000 m3 /ngày
đêm là1.750.000đ/đề án, báo cáo.
-Phí thẩm định đề án, báo cáo có lưu lượng nước
từ 2.000m3 /ngày đêm đến 5000 m3 /ngày
đêm 3.350.000đ/đề án, báo cáo .
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 1:
Đơn đề nghị cấp giấy phép mẫu số 01/XNT;
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 2:
Đề án xả nước thải vào nguồn nước - mẫu số
02/XNT;
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai 3:
Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước đối với trường
hợp đang xả nước thải vào nguồn nước, đã
có công trình xử lý nước thải nhưng chưa có giấy phép - mẫu số 03/XNT;
l) Các yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:
Không có.
m) Căn cứ pháp lý để giải quyết thủ tục hành
chính:
- Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10
ngày 20/5/1998, có hiệu lực từ ngày
01/01/1999;
- Nghị định số 179/1999/ NĐ-CP ngày 30 tháng 12
năm 1999 của Chính phủ Quy định việc thi
hành Luật Tài nguyên nước
- Nghị định số 149/2004/ NĐ-CP ngày 27 tháng 7
năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định số 34/2005/ NĐ-CP ngày 17 tháng 3
năm 2005 của Chính phủ Quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.
- Chỉ thị số 02/2004/CT-BTNMT ngày 02 tháng 6
năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất.
- Thông tư số 02/2005/TT- BTNMT ngày 24 tháng 6
năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày
27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào
nguồn nước.
- Thông tư số 05/2005/TT- BTNMT ngày 22 tháng 7
năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Hướng dẫn thi hành Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.